1. Môi trường sống
- Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.
- Betta thuộc loài cá nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho bể có chạy Oxy hay máy lọc.
- Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng. Khi thấy cá có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác.
Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ cắn nhau như cá trống.
- Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.
- Betta thuộc loài cá nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho bể có chạy Oxy hay máy lọc.
- Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng. Khi thấy cá có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác.
Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ cắn nhau như cá trống.
2. Thức ăn cho cá
- Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lý thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ, cung quăn, bobo,... Chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt đậu thôi nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăn hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.
- Những lưu ý khi mới mua cá về:
+ Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khoảng 10 - 15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như pH.
+ Tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù nước đó là nơi ta mua cá thân quen.
3. Kỹ thuật sinh sản
Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2 - 3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Việc chọn lựa một con cá trống và bầy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:
a) Cá trống
Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ''sung'' và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.
b) Cá mái
Cũng giống như cá trống , nhưng cá mái cũng cần chú ý đến ''bụng'' xem bụng chúng to tròn chưa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có '' mụn trắng'' chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.
c) Chuẩn bị nơi sinh sản
- Chọn tổ cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40 cm hay hồ xi măng dày 50 x 25 x 25 là được.
- Đầu tiên ta nên cho cá mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái.
- Sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (tránh sự hung hăng của cá trống sẽ cắn chết cá mái nếu ta bỏ chung ngay từ đầu). Trước khi ép ta cần cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng.
- Sang ngày thứ 2 ta thấy sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản.
- Khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái ''phun'' trứng ra liền ngay sau đó và cá trống thực hiện nhiệm vụ “đớp” trứng và nhả trứng vào bọt.
- Sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bổ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp. Cần lưu ý cho cá mái ăn đầy đủ sau khi sinh sản nhằm giúp cá nhanh hồi phục sức khỏe cho lần sinh sản tiếp theo.
- Cá trống tiếp tục chăm sóc ổ trứng và luôn xục lục đáy bể để tìm kiếm trứng rơi rớt để mang trở lại tổ. Tùy vào khí hậu thời tiết mà 2 - 3 ngày sau trứng nở.
- Khi thấy trứng cá đã bắt đầu nở (2 – 3 ngày sau khi sinh sản) ta tiến hành vớt cá trống ra tránh cá trống ăn lại cá con mới nở.
- Sau khi cá con nở được 2 - 3 ngày thì có thể cho cá ăn trùng cỏ (nước bắp cải đã ngâm được đậy kín). Cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày trước khi chuyển sang bo bo (trứng nước).
- Cá con sau 2 tuần là có thể ăn được bo bo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ. Lúc này có thể thay nước cho cá.
- Lưu ý: Cá con không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm kí sinh, cá lâu lớn và chết dần. Vì thế ta nên để bể trống là tốt nhất nếu không co rong.
+ Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khoảng 10 - 15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như pH.
+ Tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù nước đó là nơi ta mua cá thân quen.
3. Kỹ thuật sinh sản
Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2 - 3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng. Việc chọn lựa một con cá trống và bầy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:
a) Cá trống
Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộng, không dị tật và mang tính hung hăng càng cao càng tốt, cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ''sung'' và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.
b) Cá mái
Cũng giống như cá trống , nhưng cá mái cũng cần chú ý đến ''bụng'' xem bụng chúng to tròn chưa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có '' mụn trắng'' chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.
c) Chuẩn bị nơi sinh sản
- Chọn tổ cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40 cm hay hồ xi măng dày 50 x 25 x 25 là được.
- Đầu tiên ta nên cho cá mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái.
- Sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (tránh sự hung hăng của cá trống sẽ cắn chết cá mái nếu ta bỏ chung ngay từ đầu). Trước khi ép ta cần cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng.
- Sang ngày thứ 2 ta thấy sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản.
- Khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái ''phun'' trứng ra liền ngay sau đó và cá trống thực hiện nhiệm vụ “đớp” trứng và nhả trứng vào bọt.
- Sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bổ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp. Cần lưu ý cho cá mái ăn đầy đủ sau khi sinh sản nhằm giúp cá nhanh hồi phục sức khỏe cho lần sinh sản tiếp theo.
- Cá trống tiếp tục chăm sóc ổ trứng và luôn xục lục đáy bể để tìm kiếm trứng rơi rớt để mang trở lại tổ. Tùy vào khí hậu thời tiết mà 2 - 3 ngày sau trứng nở.
- Khi thấy trứng cá đã bắt đầu nở (2 – 3 ngày sau khi sinh sản) ta tiến hành vớt cá trống ra tránh cá trống ăn lại cá con mới nở.
- Sau khi cá con nở được 2 - 3 ngày thì có thể cho cá ăn trùng cỏ (nước bắp cải đã ngâm được đậy kín). Cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày trước khi chuyển sang bo bo (trứng nước).
- Cá con sau 2 tuần là có thể ăn được bo bo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ. Lúc này có thể thay nước cho cá.
- Lưu ý: Cá con không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm kí sinh, cá lâu lớn và chết dần. Vì thế ta nên để bể trống là tốt nhất nếu không co rong.
- Các vị
tiền bối chơi cá đá (cũng như
gà) có quan điểm chọn giống cơ bản là xem trọng phẩm
chất về thể chất của con cá cha và phẩm
chất chiến đấu ngoan cường của
cá mẹ, nên thường lựa chọn cá mái rất kỹ,
em nào càng hung dữ lì lợm càng tốt “nhan sắc” không
thành vấn đề. Nên lưu ý ngày xưa người
ta không thích lai cận huyết tí nào, bởi đơn
giản cá đá thì không cần
phải đẹp mà cần sức khỏe tốt, nên việc lai cân
huyết có thể làm giảm phẩm chất cá.
- Cá đá thường có 3 kiểu cắn cơ bản:
+ Cắn vây
+ Cắn thân
+ Cắn đầu: đây là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu tòan chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy anh nào có được phẩm chất này rất được ưu ái chọn làm giống.
d) Giai đọan nuôi theo bầy
Việc nuôi dưỡng cá con từ nhỏ cho đến lúc “dậy thì” cũng không có gì quá đặc biệt ngòai những yếu tố sau đây:
- Thức ăn cho cá: truyền thống vẫn là bo bo, lăng quăng, trùn chỉ. Tất cả phải được vệ sinh thật kỹ.
- Tần suất cho ăn: một ngày 2 lần sáng và chiều, tránh cho cá ăn quá no.
- Không được làm cá kinh động hay hỏang sợ thường xuyên, tốt nhất nên tập cho cá con quen với bóng người.
- Nuớc nuôi cá ngày xưa chủ yếu là nước máy và nước mưa, nên phơi nước 02 ngày trước khi sử dụng.
+ Cắn thân
+ Cắn đầu: đây là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu tòan chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy anh nào có được phẩm chất này rất được ưu ái chọn làm giống.
d) Giai đọan nuôi theo bầy
Việc nuôi dưỡng cá con từ nhỏ cho đến lúc “dậy thì” cũng không có gì quá đặc biệt ngòai những yếu tố sau đây:
- Thức ăn cho cá: truyền thống vẫn là bo bo, lăng quăng, trùn chỉ. Tất cả phải được vệ sinh thật kỹ.
- Tần suất cho ăn: một ngày 2 lần sáng và chiều, tránh cho cá ăn quá no.
- Không được làm cá kinh động hay hỏang sợ thường xuyên, tốt nhất nên tập cho cá con quen với bóng người.
- Nuớc nuôi cá ngày xưa chủ yếu là nước máy và nước mưa, nên phơi nước 02 ngày trước khi sử dụng.
e) Giai đọan tách bầy
- Cá đá quan trọng nhất là bộ răng sắc bén, vì thế khi cá con có dấu hiệu đánh nhau quyết liệt thì ta nên tách những cá thể ưu tú nuôi riêng, chính thức trở thành những chiến binh dự bị.
- Chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe đến câu “lên keo xuống hủ”. Đó là những người chơi muốn huấn luyện thể chất cho cá của mình, thực tế trong hũ khá rộng rãi, nội thất tiện nghi với cây cảnh đủ lọai, giúp mấy em chiến binh có cảm giác được làm vua một cõi, rồi cứ vài ngày chàng ta được cho lên keo để thấy rằng “đời không như là mơ”, rằng có mấy thằng đáng chết dám ngang nhiên nhìn đểu.
- Ngày nay chỉ cần một chậu kính (20x20cm), có rong, có lá bàng khô và một tí nước muối là đã đủ tiêu chuẩn “5 sao” cho em rồi.
- Chế độ ăn uống vẫn vậy sáng chiều 2 bữa và không ăn quá no.
- Cá đá quan trọng nhất là bộ răng sắc bén, vì thế khi cá con có dấu hiệu đánh nhau quyết liệt thì ta nên tách những cá thể ưu tú nuôi riêng, chính thức trở thành những chiến binh dự bị.
- Chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe đến câu “lên keo xuống hủ”. Đó là những người chơi muốn huấn luyện thể chất cho cá của mình, thực tế trong hũ khá rộng rãi, nội thất tiện nghi với cây cảnh đủ lọai, giúp mấy em chiến binh có cảm giác được làm vua một cõi, rồi cứ vài ngày chàng ta được cho lên keo để thấy rằng “đời không như là mơ”, rằng có mấy thằng đáng chết dám ngang nhiên nhìn đểu.
- Ngày nay chỉ cần một chậu kính (20x20cm), có rong, có lá bàng khô và một tí nước muối là đã đủ tiêu chuẩn “5 sao” cho em rồi.
- Chế độ ăn uống vẫn vậy sáng chiều 2 bữa và không ăn quá no.
4. Huấn
luyện
- Điều
cốt yếu là làm sao khơi dậy
bản năng “sát thủ” của
con cá, bằng cách kích thích lòng “hận
thù” vu vơ của nó hàng ngày.
- Một
con cá đá thực thụ thì ra trường đấu
không quá 2 lần trong đời, đến
lần thứ 3 chắc nó chỉ còn biết cạp thôi.
- Cho cá đá bóng
trên keo thường xuyên thì phải đặc
biệt cẩn trọng, vì không khéo sẽ
làm hư bộ răng của cá (công toi).
Phương
pháp của tôi là cho cá trống
làm quân xanh vào bọc ni lông, sau đó cho chúng nó đá bóng thỏai
mái, thỉnh thỏang cho luôn một con mái
vào, như thế sẽ kích thích tính hiếu
chiến của nó.
- Vấn
đề luyện thể lực cho cá: thường thì theo
phương pháp bơi ngược
dòng, và cho rượt cá mái trong chậu
lớn.
- Ngày xưa
khi đá cá người ta thường thả hai còn vào một cái chậu
được ngăn đôi bằng một
tấm kính, sau khi 2 con cá đã sung thì rút tấm
kính ra cho đá. Đấy là những kinh nghiệm truyền
miệng, hy vọng sẽ giúp bạn luyện đước chú cá cưng như
ý.
Các cao thủ
đều có cách luyện cá riêng của
mình nên không dám múa rìu qua mắt thợ, chỉ xin chia sẻ một
cách luyện cá dễ nhất, đơn giản nhất nhưng đạt hiệu quả rất tốt.
Nói là luyện
cá đi thi cho vui chứ việc này thỉnh thoảng ta cũng phải làm với
mấy chú betta. Một chú cá nếu
đem đi trình diễn mà cứ nằm một chỗ, đuôi vây không xòe thì out là cái chắc.
Chỉ
còn 2 tuần nữa là các bạn có dịp
khoe cá đẹp của mình rồi, vậy để khỏi bị out đáng tiếc các bạn
thử cách này xem sao:
- Chuẩn
bị cho chú cá cưng của
mình một chậu sành chứa được
tối thiểu 5 lít nước. Hồ
kính cũng được nhưng tốt nhất vẫn là chậu sành vì cách ly khá tốt
nguồn sáng.
Vệ
sinh chậu bằng cách ngâm benzol, nước
muối hoặc formol để hoàn toàn
yên tâm là đã loại hoàn toàn mầm bệnh.
- Chuẩn
bị nước: Học lóm một cao thủ mình cho vào 20 lít nước
1 giọt formol + 1 giọt benzol, phơi
24 giờ.
- Ngâm 1 ít lá bàng.
- Chuẩn
bị vài chú cá mái, vài chú trống
mồi be bé đủ màu.
+ Thả
cá: Trước tiên là hạ thổ
chậu rồi thả cá vào. Việc hạ
thổ có tác dụng “mát cá”,
không gian rộng để cá bơi nhiều giúp “bo” lại mình cá
cho thon gọn, nếu chú cá trước đó có bị
rách vây kỳ thì cũng mau lành.
Với
Plakat thì bạn cho vào ít nước lá bàng sao
cho nước vừa chớm có màu vàng. Với
Halfmoon không cho lá bàng mà có thể pha một ít tetra Nhật rồi
cho vào vài giọt.
Tại
sao không cho Halfmoon nằm lá bàng? Rất nhiều
con Halfmoon quen nằm lá bàng khi lên nước
trắng sẽ bị nước ăn đuôi! Các bạn
nuôi Halfmoon nên lưu ý điều này.
+ Cho ăn: Cho cá ăn
một lượng thức ăn tối đa (cá ăn đến thừa
không ăn nữa) sau đó mỗi ngày chỉ
cho ăn một lượng = 60 - 70% như
vậy. Thức ăn tốt nhất là lăng quăng.
+ Kè cá: Sau 1-2
ngày cá quen chậu rồi thì cho kè cá. Cách kè hiệu
quả nhất chính là cá mái hoặc
cho cá trống khác “xâm nhập gia cư
bất hợp pháp”. Để tránh bị
rách đuôi chú cá cưng ta bỏ cá mái/trống mồi
vào bao nilon rồi cột lại, thả bao vào chậu. Dẫu
cho cá của bạn có kỵ màu gì đó nhưng khi có kẻ
xâm nhập nhà của nó thì nó cũng nổi
xung nhào vô kè liền.
Cách này sẽ
làm cho chú cá kè căng tối đa bộ vây vì vậy để
tránh bị giãn vây ta chỉ cần
cho kè sáng chiều mỗi lần không quá 5 phút. Mỗi
ngày ta đổi màu cá mồi để
chú cá kè lung tung màu, tránh tình trạng nhát/kỵ màu.
Nếu
sau vài ngày mà chú cá của bạn không kè kéo gì hết
thì bạn đừng hy vọng gì với chú cá đó nữa, đổi
con khác thôi.
Sau 5-7 ngày thì
thay nước. Lần thay nước này hoàn toàn là nước
trắng, không lá bàng không tetra gì hết,
thay 90-100% nước. Tiếp tục cho kè cá.
Trong quá trình kè
chú ý theo dõi bộ vây xem có bị biến
dạng gì không? Chú ý xem cách trình diễn
của chú cá mình đối với
các màu.
- Còn 3-4 ngày đến
ngày dự thi thì cho cá lên hồ
kính, lên đúng hồ sẽ đem đi dự thi để
cá làm quen với không gian mới. Mỗi
ngày vẫn cho kè cá, nên kè với
các màu cá khác nhau chứ không cho kè kính, mỗi
lần sáng chiều tăng thời
gian kè lên là 10-15 phút.
Trong thời
gian này lượng thức ăn vẫn giữ như cũ vì tuy không gian hẹp
hơn, ít bơi lội tiêu tốn ít năng lượng hơn
nhưng chú cá của bạn
phải cần một ít năng lượng dự
trữ vì đến ngày thi có thể
chú sẽ rất vất vả đấy.
- Rất
đơn giản, rất hiệu quả! Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử đi. Và đừng
quên đến 1 thời điểm nào đó, bạn được
ghi danh với chú cá của mình, hãy
khoe với shop nhé.
Với
kinh nghiệm, niềm đam mê và lòng nhiệt
tình chúng tôi luôn hướng đến sự hoàn thiện và thẩm
mỹ.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
------------------------------------------------------------------------------
Cá Chọi
Đức Anh
Website: http://cachoiducanh.blogspot.com/
Email: ducanhcachoi@gmail.com/
Facebook : http://cá
chọi betta - đức anh shop/
Cellphone: 097.410.3366
Add: Số
58b, ngõ 124, ngách 45 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét