Tổng quan về betta plakat
Tác giả Joep van Esch
Hiện tại chúng ta có ba dạng cá plakat được chấp nhận trong các cuộc triển lãm khác nhau trên toàn thế giới. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ những cảm nghĩ của mình về các dạng betta đuôi ngắn này. Tôi hy vọng bài viết sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về sự khác nhau giữa các dạng plakat và tiêu chuẩn của mỗi dạng. Nên nhớ rằng bài viết sẽ ít nhiều trùng khớp với tiêu chuẩn hiện tại của IBC về plakat.
Cá betta đuôi ngắn rất phổ biến trên thế giới nhờ vẻ ngoài gọn gàng và mạnh khỏe. Chúng có ưu thế hơn cá betta đuôi dài ở bộ vây mạnh khỏe suốt đời và khó nhiễm bệnh thối vây. Cá betta đuôi ngắn hay plakat có quan hệ huyết thống gần gũi với cá betta hoang dã. Trong nhiều thế hệ, các nhà lai tạo Thái đã lai tạo cá hoang dã để phát triển bản năng chiến đấu, kỹ năng, độ bền, kích thước và màu sắc. Công việc lai tuyển chọn đã tạo ra các màu sắc cơ bản và dạng đuôi như chúng ta thấy ngày nay.
Lai tuyển chọn được áp dụng bởi Guy Delaval (Pháp) vào những năm 1980 với những cá thể bình thường mua ngoài tiệm cá cảnh; bởi Paris Jones và Peter Goettner (Mỹ), những người đã phát triển góc đuôi cá betta xòe rộng (lên đến 180 độ). Kể từ khi bìa tạp chí FAMA đăng hình con halfmoon màu xanh ngọc CHENMASWIL mà nó được lai tạo bởi một nhóm các nhà lai tạo quốc tế gồm Laurent Chenot (Pháp), Rajiv Massilamoni (Thụy Sĩ) và Jeff Wilson (Mỹ), dạng đuôi hình chữ D đã chinh phục toàn thế giới! Trong những năm tiếp theo, halfmoon đã hình thành tiêu chuẩn như chúng ta biết ngày nay. Bước tiến này cũng tác động đến sự phát triển của những dạng đuôi khác. Ngày nay, những tiêu chuẩn về cá đuôi đơn và đuôi kép được mô tả một cách lý tưởng với dạng đuôi hình chữ D. Nhưng bạn nên nhớ rằng, một con halfmoon lý tưởng không chỉ dựa trên hình dạng đuôi mà phải có cả ba vây đơn tạo thành một viền tròn cân xứng.
Tác giả Joep van Esch
Hiện tại chúng ta có ba dạng cá plakat được chấp nhận trong các cuộc triển lãm khác nhau trên toàn thế giới. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ những cảm nghĩ của mình về các dạng betta đuôi ngắn này. Tôi hy vọng bài viết sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về sự khác nhau giữa các dạng plakat và tiêu chuẩn của mỗi dạng. Nên nhớ rằng bài viết sẽ ít nhiều trùng khớp với tiêu chuẩn hiện tại của IBC về plakat.
Cá betta đuôi ngắn rất phổ biến trên thế giới nhờ vẻ ngoài gọn gàng và mạnh khỏe. Chúng có ưu thế hơn cá betta đuôi dài ở bộ vây mạnh khỏe suốt đời và khó nhiễm bệnh thối vây. Cá betta đuôi ngắn hay plakat có quan hệ huyết thống gần gũi với cá betta hoang dã. Trong nhiều thế hệ, các nhà lai tạo Thái đã lai tạo cá hoang dã để phát triển bản năng chiến đấu, kỹ năng, độ bền, kích thước và màu sắc. Công việc lai tuyển chọn đã tạo ra các màu sắc cơ bản và dạng đuôi như chúng ta thấy ngày nay.
Lai tuyển chọn được áp dụng bởi Guy Delaval (Pháp) vào những năm 1980 với những cá thể bình thường mua ngoài tiệm cá cảnh; bởi Paris Jones và Peter Goettner (Mỹ), những người đã phát triển góc đuôi cá betta xòe rộng (lên đến 180 độ). Kể từ khi bìa tạp chí FAMA đăng hình con halfmoon màu xanh ngọc CHENMASWIL mà nó được lai tạo bởi một nhóm các nhà lai tạo quốc tế gồm Laurent Chenot (Pháp), Rajiv Massilamoni (Thụy Sĩ) và Jeff Wilson (Mỹ), dạng đuôi hình chữ D đã chinh phục toàn thế giới! Trong những năm tiếp theo, halfmoon đã hình thành tiêu chuẩn như chúng ta biết ngày nay. Bước tiến này cũng tác động đến sự phát triển của những dạng đuôi khác. Ngày nay, những tiêu chuẩn về cá đuôi đơn và đuôi kép được mô tả một cách lý tưởng với dạng đuôi hình chữ D. Nhưng bạn nên nhớ rằng, một con halfmoon lý tưởng không chỉ dựa trên hình dạng đuôi mà phải có cả ba vây đơn tạo thành một viền tròn cân xứng.
Trong nhiều năm trời plakat truyền thống là dạng duy nhất trong các cuộc triển lãm cá cảnh nhưng cơn sốt HM (halfmoon) đã thúc đẩy sự phát triển của dạng cá đuôi ngắn này. Lai cá HM đuôi dài với plakat (PK) truyền thống đuôi ngắn sẽ tạo ra halfmoon plakat (HMPK). Tương tự như PK, HMPK có dạng bất đối xứng với các đặc điểm kết hợp giữa PK truyền thống và HM. Năm 2005, IBC chính thức phân loại (dạng bất đối xứng) thành PK truyền thống và PK cảnh bất đối xứng bằng việc định nghĩa các tiêu chuẩn riêng biệt cho mỗi dạng. Cả hai có rất nhiều điểm chung nhưng khác biệt ở hai đặc điểm chính: đuôi và vây lưng.
Khi lai tạo cá HM đuôi dài, mục đích chính là tạo ra cá có hình dạng đối xứng, vậy có bất thường không khi cá HMPK được mô tả như là dạng bất đối xứng? Một cách logic, sự ưa chuộng cá PK cảnh gia tăng sẽ dẫn đến việc hình thành một dạng PK khác nữa, PK đối xứng, loại cá đuôi ngắn này hoàn toàn tương đồng với cá HM đuôi dài và thường được gọi là “shortmoon” (tiểu bán nguyệt). IBC đáp ứng với xu hướng này bằng việc phát triển một tiêu chuẩn mà nó được coi như là phiên bản đuôi ngắn của cá HM đuôi dài.
Sự phát triển từ một dạng thành ba dạng PK lẽ dĩ nhiên sẽ gây ra một số nhầm lẫn. Vậy, đâu là điểm giống nhau và khác nhau giữa các dạng này?
Hình dạng chung: như tên gọi, dạng
PK bất đối
xứng (dù truyền thống
hay cảnh) có hình dạng không đối xứng,
chủ yếu
là vì độ dài của vây bụng
và hình dạng của vây hậu
môn. Trong khi, PK đối
xứng có hình dạng đối
xứng và viền
ngoài có hình oval.
Thân hình: thân hình của cả ba dạng cá ít nhiều giống nhau. Điều quan trọng là thân hình phải tương xứng với vây. Một cách lý tưởng thân phải dày với gốc đuôi to khỏe. Lưng phải trơn tru, không có vết lồi lõm. Phần sau của cá phải gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu trong gương). Vảy phải thật đều và đẹp.
Đuôi: với cả 3 dạng PK, kiểu đuôi lý tưởng phải xòe đủ 180 độ nhưng sự khác biệt nằm ở hình dạng và sự phân nhánh của các tia đuôi. Đuôi của PK truyền thống (bất đối xứng) được phép tròn hay hình con át bích. Theo ý tôi, cá PK truyền thống lý tưởng phải có tia đuôi phân làm 2 nhánh. Nhưng theo tiêu chuẩn của IBC, tia đuôi phân làm 2 hay 4 nhánh đều được chấp nhận. Sự nở rộng của đuôi không phải dựa trên sự phân nhánh của các tia đuôi mà là sự nở rộng của màng vây giữa các tia. Đuôi của PK cảnh bất đối xứng và PK đối xứng có tia đuôi thẳng, cạnh đuôi sắc và hình nửa vòng tròn (chữ “D”). Các tia đuôi thường phân nhánh làm 4 hay hơn (nhưng đừng quá nhiều). Góc xòe đuôi trên 180 độ không được ưa chuộng so với góc xòe đúng 180 độ. Đuôi PK không nên dài quá 1/3 chiều dài thân.
Vây lưng: với cả ba loại, vây lưng không được xếp chồng lên thân và những tia đầu tiên (gần về phía đầu) không được quá ngắn (như thường thấy ở cá mang gen đuôi kép). Vây lưng của cá PK truyền thống (bất đối xứng) phải có dạng nửa vòng tròn và hơi nhọn hay tròn một khối. Vây lưng của PK cảnh bất đối xứng phải có dạng nửa vòng tròn và xòe ra như quạt. Sự nở rộng của vây lưng không phải dựa trên sự nở rộng của màng vây mà là sự phân nhánh của các tia vây. Với PK đối xứng, vây lưng thường hơi vuông nhưng điều quan trọng là kích thước và hình dạng không được ảnh hưởng đến hình dạng chung. Kết quả mong muốn thường đạt được thông qua việc gia tăng các tia vây.
Thân hình: thân hình của cả ba dạng cá ít nhiều giống nhau. Điều quan trọng là thân hình phải tương xứng với vây. Một cách lý tưởng thân phải dày với gốc đuôi to khỏe. Lưng phải trơn tru, không có vết lồi lõm. Phần sau của cá phải gần như đối xứng (giống như hình phản chiếu trong gương). Vảy phải thật đều và đẹp.
Đuôi: với cả 3 dạng PK, kiểu đuôi lý tưởng phải xòe đủ 180 độ nhưng sự khác biệt nằm ở hình dạng và sự phân nhánh của các tia đuôi. Đuôi của PK truyền thống (bất đối xứng) được phép tròn hay hình con át bích. Theo ý tôi, cá PK truyền thống lý tưởng phải có tia đuôi phân làm 2 nhánh. Nhưng theo tiêu chuẩn của IBC, tia đuôi phân làm 2 hay 4 nhánh đều được chấp nhận. Sự nở rộng của đuôi không phải dựa trên sự phân nhánh của các tia đuôi mà là sự nở rộng của màng vây giữa các tia. Đuôi của PK cảnh bất đối xứng và PK đối xứng có tia đuôi thẳng, cạnh đuôi sắc và hình nửa vòng tròn (chữ “D”). Các tia đuôi thường phân nhánh làm 4 hay hơn (nhưng đừng quá nhiều). Góc xòe đuôi trên 180 độ không được ưa chuộng so với góc xòe đúng 180 độ. Đuôi PK không nên dài quá 1/3 chiều dài thân.
Vây lưng: với cả ba loại, vây lưng không được xếp chồng lên thân và những tia đầu tiên (gần về phía đầu) không được quá ngắn (như thường thấy ở cá mang gen đuôi kép). Vây lưng của cá PK truyền thống (bất đối xứng) phải có dạng nửa vòng tròn và hơi nhọn hay tròn một khối. Vây lưng của PK cảnh bất đối xứng phải có dạng nửa vòng tròn và xòe ra như quạt. Sự nở rộng của vây lưng không phải dựa trên sự nở rộng của màng vây mà là sự phân nhánh của các tia vây. Với PK đối xứng, vây lưng thường hơi vuông nhưng điều quan trọng là kích thước và hình dạng không được ảnh hưởng đến hình dạng chung. Kết quả mong muốn thường đạt được thông qua việc gia tăng các tia vây.
Vây hậu môn: vây hậu
môn bắt đầu từ
vị trí to nhất của
thân (ngay phía sau bụng)
và kéo dài đến gốc đuôi. Trường hợp
lý tưởng, vây hậu môn nên xếp chồng
lên phần dưới của
đuôi khi cá giương vây. Ở cá PK truyền thống
(bất đối
xứng), vây hậu môn có dạng hình thang với phần
trước hẹp
và phần sau rộng với
chóp vây kéo dài. Chiều
dài tia cuối cùng luôn gấp đôi kích thước phần
dưới của
đuôi. Dạng vây hậu môn của
PK cảnh bất
đối xứng
cũng tương tự ngoại
trừ chóp vây không được kéo dài. Ở PK đối
xứng, vây hậu môn nên có dạng hình chữ nhật
và song song với thân. Chiều dài của
tia vây cuối cùng nên bằng hay ngắn hơn
hai lần so với kích thước phần
dưới của
đuôi và chiều cao của vây lưng
để duy trì sự đối
xứng chung.
Vây bụng (kỳ): vây bụng của cá PK truyền thống (bất đối xứng) có thể dày hoặc mỏng. Kích thước tối thiểu phải đạt 2/3 chiều dài thân (đo từ gốc vây bụng đến gốc đuôi) hay dài hơn. Vây bụng của PK cảnh bất đối xứng nên có chiều dài tương tự nhưng to hơn. Khác với các loại PK bất đối xứng, vây bụng của PK đối xứng phải cân xứng với chiều dài của các vây lẻ để đảm bảo sự đối xứng chung.
Vây bụng (kỳ): vây bụng của cá PK truyền thống (bất đối xứng) có thể dày hoặc mỏng. Kích thước tối thiểu phải đạt 2/3 chiều dài thân (đo từ gốc vây bụng đến gốc đuôi) hay dài hơn. Vây bụng của PK cảnh bất đối xứng nên có chiều dài tương tự nhưng to hơn. Khác với các loại PK bất đối xứng, vây bụng của PK đối xứng phải cân xứng với chiều dài của các vây lẻ để đảm bảo sự đối xứng chung.
Nên nhớ rằng
các dạng PK là các
ý tưởng để
hướng đến.
Trên thực tế, sự
tồn tại
của ba dạng
PK tạo ra một
số khó khăn, đặc biệt
là khi phân loại cá dự thi trong các cuộc triển
lãm. Việc lai xa giữa các dạng
PK hay với cá đuôi dài
thường tạo
ra các “dạng trung
gian” mà chúng thường được coi như
là “PK truyền thống”. Sự
tồn tại
của các dạng
PK khác nhau dẫn đến sự
hình thành hai loại “PK truyền thống”:
1) “PK truyền thống loại 1” là dạng trung gian giữa PK truyền thống và PK cảnh bất đối xứng. Đuôi của loại cá này thường phân nhánh rất nhiều (từ 4 đến 8 tia) như ở cá PK cảnh bất đối xứng nhưng cạnh đuôi lại tròn như PK truyền thống. Vây hậu môn cũng không nhọn như PK truyền thống nhưng lại dài hơn so với PK cảnh bất đối xứng.
2) “PK truyền thống loại 2” là dạng trung gian giữa PK cảnh bất đối xứng và PK đối xứng. Điểm khó khăn ở đây là hình dạng của vây lưng, vây hậu môn và vây bụng. Vây lưng luôn hơi vuông. Vây hậu môn không hạ thấp xuống như PK cảnh bất đối xứng nhưng cũng không song song với thân như PK đối xứng. Vây bụng cũng có độ dài lơ lửng giữa hai loại.
Nói chung, những con cá như thế này không thể đoạt giải cao ở bất kỳ thể loại nào nhưng thường là chất liệu tốt để lai tạo và xây dựng những dòng cá chất lượng sau này.
1) “PK truyền thống loại 1” là dạng trung gian giữa PK truyền thống và PK cảnh bất đối xứng. Đuôi của loại cá này thường phân nhánh rất nhiều (từ 4 đến 8 tia) như ở cá PK cảnh bất đối xứng nhưng cạnh đuôi lại tròn như PK truyền thống. Vây hậu môn cũng không nhọn như PK truyền thống nhưng lại dài hơn so với PK cảnh bất đối xứng.
2) “PK truyền thống loại 2” là dạng trung gian giữa PK cảnh bất đối xứng và PK đối xứng. Điểm khó khăn ở đây là hình dạng của vây lưng, vây hậu môn và vây bụng. Vây lưng luôn hơi vuông. Vây hậu môn không hạ thấp xuống như PK cảnh bất đối xứng nhưng cũng không song song với thân như PK đối xứng. Vây bụng cũng có độ dài lơ lửng giữa hai loại.
Nói chung, những con cá như thế này không thể đoạt giải cao ở bất kỳ thể loại nào nhưng thường là chất liệu tốt để lai tạo và xây dựng những dòng cá chất lượng sau này.
Tôi hy vọng rằng
các bạn cảm thấy
thú vị khi đọc bài viết
này và nó sẽ giúp các bạn phân biệt các loại
PK khác nhau mà ngày nay thường
xuất hiện
trên thị trường cá cảnh
toàn thế giới.
Còn một điều
nữa, cá đá khi xung và giương vây thì đuôi hay cong lên một chút về
phía trước. Có ý kiến cho rằng
cá Plakat đối xứng khi giương vây không được cong lên như vậy
để đảm
báo tính đối xứng chung.
Plakat cảnh truyền
thống
Cho đến tận bây giờ cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng về thể loại Plakat cảnh truyền thống (Traditional Show Plakat). Cũng không hề có bất kỳ tiêu chí đánh giá nào về Plakat cảnh cũng như Plakat cảnh truyền thống.
Từ Plakat xuất phát từ tiếng Thái Plakad có nghĩa là cá đá và không thực sự giới hạn cho một dòng Betta nào. Plakad có thể là cá hoang dã hay cá thuần dưỡng.
Mục đích của bài viết này là để định nghĩa về Plakat cảnh truyền thống chứ không phải về dòng cá để đá độ. Trước khi chúng ta tìm hiểu như thế nào là Plakat cảnh, hãy thử tìm hiểu về các dòng cá dùng để đá độ. Chúng được lai tạo một cách cẩn trọng và dùng vào mục đích chiến đấu.
Có hai dòng Plakad hoang dã gọi là Plakad Pah và Plakad Lukmoh. Chúng thường được tìm thấy ngoài môi trường tự nhiên như ao hồ và các ruộng lúa.
Plakad Pah được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi ở Thái Lan, chúng có thân dài và đá không bền. Plakad Lukmoh không có ngoài tự nhiên vì chúng được lai tạo trong môi trường nuôi dưỡng và đá dai hơn Plakad Pah.
Một số người lai Plakad Lukmoh với Plakad Pah và gọi chúng là “Sangasi” (nghĩa là “cá lai”) hay ngắn gọn là "Plasang". Những con cá lai này đá không bền như Plakad Lukmoh và được lai tạo để đá với Plakad Pah, chúng cũng trông rất giống với Plakad Pah.
“Plakad” ở đây nghĩa là cá đá (tức là dùng để đá độ) và rất phổ biến ở mọi vùng tại Thái Lan cũng như những nước châu Á khác. Một vài loại Plakad được sử dụng để đá như Betta imbellis, Betta smaragdina và Betta sp. “Mahachai”. Chúng cũng được lai tạp để cải thiện kỹ năng chiến đấu và rồi tất cả đều trở thành cá lai.
Betta imbellis, Betta smaragdina và Betta sp. “Mahachai” thường được xếp vào thể loại Cá hoang dã thay vì thể loại Plakat trong các cuộc triển lãm cá cảnh. Chúng ta cũng không nên lẫn lộn Plakat với Plakad vì Plakad là thứ cá dùng để đá độ.
Giống Plakad được lai tạo từ cá hoang dã dùng để đá độ và trong tiếng Thái, chúng được gọi là “Plakat Morh”.
Có 4 dạng Plakad được lai tạo với mục đích đá độ.
1. Dạng bản lóc với thân dài và đầu tròn như rắn – Plachon
Đây là dạng cá đá rất phổ biến vì chúng đá rất nhanh, răng sắc và hung dữ. Nhiều nhà lai tạo vẫn phát triển dòng cá thân dài này.
2. Dạng bản rô với thân và đầu ngắn – Plamor
Dạng này có thân ngắn và dầy nếu nhìn từ phía trên. Chúng đá rất chậm tuy nhiên vảy lại rất cứng nên có thể chịu đựng được các cú cắn mạnh.
Cho đến tận bây giờ cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng về thể loại Plakat cảnh truyền thống (Traditional Show Plakat). Cũng không hề có bất kỳ tiêu chí đánh giá nào về Plakat cảnh cũng như Plakat cảnh truyền thống.
Từ Plakat xuất phát từ tiếng Thái Plakad có nghĩa là cá đá và không thực sự giới hạn cho một dòng Betta nào. Plakad có thể là cá hoang dã hay cá thuần dưỡng.
Mục đích của bài viết này là để định nghĩa về Plakat cảnh truyền thống chứ không phải về dòng cá để đá độ. Trước khi chúng ta tìm hiểu như thế nào là Plakat cảnh, hãy thử tìm hiểu về các dòng cá dùng để đá độ. Chúng được lai tạo một cách cẩn trọng và dùng vào mục đích chiến đấu.
Có hai dòng Plakad hoang dã gọi là Plakad Pah và Plakad Lukmoh. Chúng thường được tìm thấy ngoài môi trường tự nhiên như ao hồ và các ruộng lúa.
Plakad Pah được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi ở Thái Lan, chúng có thân dài và đá không bền. Plakad Lukmoh không có ngoài tự nhiên vì chúng được lai tạo trong môi trường nuôi dưỡng và đá dai hơn Plakad Pah.
Một số người lai Plakad Lukmoh với Plakad Pah và gọi chúng là “Sangasi” (nghĩa là “cá lai”) hay ngắn gọn là "Plasang". Những con cá lai này đá không bền như Plakad Lukmoh và được lai tạo để đá với Plakad Pah, chúng cũng trông rất giống với Plakad Pah.
“Plakad” ở đây nghĩa là cá đá (tức là dùng để đá độ) và rất phổ biến ở mọi vùng tại Thái Lan cũng như những nước châu Á khác. Một vài loại Plakad được sử dụng để đá như Betta imbellis, Betta smaragdina và Betta sp. “Mahachai”. Chúng cũng được lai tạp để cải thiện kỹ năng chiến đấu và rồi tất cả đều trở thành cá lai.
Betta imbellis, Betta smaragdina và Betta sp. “Mahachai” thường được xếp vào thể loại Cá hoang dã thay vì thể loại Plakat trong các cuộc triển lãm cá cảnh. Chúng ta cũng không nên lẫn lộn Plakat với Plakad vì Plakad là thứ cá dùng để đá độ.
Giống Plakad được lai tạo từ cá hoang dã dùng để đá độ và trong tiếng Thái, chúng được gọi là “Plakat Morh”.
Có 4 dạng Plakad được lai tạo với mục đích đá độ.
1. Dạng bản lóc với thân dài và đầu tròn như rắn – Plachon
Đây là dạng cá đá rất phổ biến vì chúng đá rất nhanh, răng sắc và hung dữ. Nhiều nhà lai tạo vẫn phát triển dòng cá thân dài này.
2. Dạng bản rô với thân và đầu ngắn – Plamor
Dạng này có thân ngắn và dầy nếu nhìn từ phía trên. Chúng đá rất chậm tuy nhiên vảy lại rất cứng nên có thể chịu đựng được các cú cắn mạnh.
3. Dạng bản thát lát với thân dài và miệng sắc – Plakrai
Dạng này đá rất nhanh và răng cực kỳ sắc bén. Chúng trông rất mảnh mai khi quan sát từ phía trên, vây hậu môn và kỳ dài. Một số con được gọi là “đầu muỗng” (spoon head) vì có cái miệng vẩu và thân dài.
4. Cá lai – Plasang
Như đã nói ở trên, cá lai là cá lai giữa cá hoang dã với Plakad thuần dưỡng để cải thiện kỹ năng chiến đấu.
Theo tôi, Plasang thường được sử dụng trong các cuộc triển lãm cá cảnh ở thể loại Plakat cảnh truyền thống. Tôi thích loại Plasang bởi vì chúng “tổng hợp tất cả các ưu điểm của các loại kể trên”. So với cá đá truyền thống, Plakat cảnh truyền thống ngày nay được lai tạo với vô số màu sắc.
Chúng ta cũng nên phân biệt các giống Plakat mới được lai tạo từ năm 2002. Những nhà lai tạo lai những con Plakat cảnh truyền thống với các giống cá cảnh đuôi dài như Halfmoon, Crowntail và cả Imbellis để tạo ra những giống có đuôi rất đẹp. Tốt nhất nên gọi chúng là dạng Betta đuôi ngắn và có lẽ không nên coi chúng như Plakat cảnh truyền thống tuy rằng cả hai loại đều đẹp.
Sau đây là một số
tiêu chuẩn đánh giá
chính đối với thể
loại Plakat cảnh truyền
thống: chiều
dài thân ngắn hơn 5 cm, độ rộng
thân khoảng 1.5 cm,
đuôi hình con át bích và xòe đủ
180 độ, cạnh đuôi tròn, điểm nhô ra của vây lưng
hơi cao hơn
điểm cao nhất
của đuôi, vâu hậu môn kéo dài quá điểm thấp
nhất của
đuôi, hai kỳ đều nhau và kéo dài.
Từ trái sang phải: dạng át bích, dạng tròn hay quạt và cuối cùng là dạng răng cưa.
Các dạng đuôi bên trái và ở giữa được chấp nhận nhưng dạng át bích được ưa thích hơn. Dạng răng cưa bên phải không được chấp nhận. Phần rìa ngoài vây đuôi nên trơn tru.
Góc đuôi
Góc đuôi xòe đủ 180 độ được ưa chuộng hơn là góc đuôi nhỏ. Những dạng đuôi xòe quá 180 độ (over halfmoon, OHM) không được ưa chuộng trong thể loại Plakat cảnh truyền thống.
Cạnh đuôi
Cạnh đuôi tròn được ưa chuộng hơn là cạnh đuôi thẳng như hình chữ D.
Tia đuôi
Tia đuôi phân nhánh làm 2, phân nhánh làm 4 hay nhiều hơn không được ưa chuộng.
Hình dạng vây lưng
Vây lưng giống như hình ở giữa và bên trái được ưa chuộng hơn. Vây lưng có góc nhọn P nhô ra ở phía trên đỉnh T mà không nên dịch sang hai bên được ưa chuộng. Vành ngoài vây lưng trơn tru như hình bên trái được chuộng hơn ở giữa và bên phải.
Vây hậu môn
Nên có hình thang và phần chóp phải kéo dài quá điểm thấp nhất của đuôi B. Hình ở giữa và bên phải không được chấp nhận.
Vây ngực
Một cặp vây ngực đều và dài thì được ưa chuộng hơn so với vây ngực ngắn và không đều. Vây ngực nên dài và cứng thay vì ngắn và dày.
Hình dạng chung
Cả hai con ở trên đều có thể xếp vào loại Plakat cảnh truyền thống nhưng con bên trái đạt tiêu chuẩn hơn con bên phải. Bây giờ bạn có thể thấy Plakat cảnh truyền thống trông tương tự với Plasang như thế nào. Một điểm nữa cần nói rõ là cá đuôi kép không được chấp nhận như Plakat cảnh truyền thống, tốt nhất là nên xếp chúng vào thể loại cá Betta đuôi ngắn.
Ghi chú
Khi phân biệt những con Plakat cảnh truyền thống với cá dùng để đá độ, tác giả đã tham khảo tài liệu của tác giả Thái Lan Precha Jintasaerewonge. Theo tôi Plakat cảnh truyền thống là những con mà Precha gọi là Fancy Betta, tức những con cá được lai tạo với mục đích làm cảnh. Chris Yew đã nhầm lẫn khi nói rằng có 4 loại cá đá độ, đó là các dạng cá đá điển hình chỉ tồn tại trên lý thuyết mà thôi và cá đá trên thực tế thường là dạng tổng hợp của các dạng điển hình trên. Cặp mắt chuyên nghiệp sẽ phân tích được cái đầu nó giống dạng nào, cái thân của nó giống dạng nào… từ đó đoán được cách đá của con cá và quyết định có nên đem cá của mình đá với nó hay không. Dù vậy, mục đích chính của bài này cung cấp những thông tin quan trọng cho việc đánh giá một con Plakat cảnh truyền thống (Traditional Show Plakat) tức giống cá nuôi làm cảnh. (Tham khảo thêm về Plakat cảnh hiện đại - tức Modern Show Plakat
Một cặp vây ngực đều và dài thì được ưa chuộng hơn so với vây ngực ngắn và không đều. Vây ngực nên dài và cứng thay vì ngắn và dày.
Hình dạng chung
Cả hai con ở trên đều có thể xếp vào loại Plakat cảnh truyền thống nhưng con bên trái đạt tiêu chuẩn hơn con bên phải. Bây giờ bạn có thể thấy Plakat cảnh truyền thống trông tương tự với Plasang như thế nào. Một điểm nữa cần nói rõ là cá đuôi kép không được chấp nhận như Plakat cảnh truyền thống, tốt nhất là nên xếp chúng vào thể loại cá Betta đuôi ngắn.
Ghi chú
Khi phân biệt những con Plakat cảnh truyền thống với cá dùng để đá độ, tác giả đã tham khảo tài liệu của tác giả Thái Lan Precha Jintasaerewonge. Theo tôi Plakat cảnh truyền thống là những con mà Precha gọi là Fancy Betta, tức những con cá được lai tạo với mục đích làm cảnh. Chris Yew đã nhầm lẫn khi nói rằng có 4 loại cá đá độ, đó là các dạng cá đá điển hình chỉ tồn tại trên lý thuyết mà thôi và cá đá trên thực tế thường là dạng tổng hợp của các dạng điển hình trên. Cặp mắt chuyên nghiệp sẽ phân tích được cái đầu nó giống dạng nào, cái thân của nó giống dạng nào… từ đó đoán được cách đá của con cá và quyết định có nên đem cá của mình đá với nó hay không. Dù vậy, mục đích chính của bài này cung cấp những thông tin quan trọng cho việc đánh giá một con Plakat cảnh truyền thống (Traditional Show Plakat) tức giống cá nuôi làm cảnh. (Tham khảo thêm về Plakat cảnh hiện đại - tức Modern Show Plakat
Phân biệt các dòng cá plakat
Nội dung về các dòng cá plakat trên diễn đàn khá phong phú qua hàng loạt bài viết của nhiều tác giả khác nhau. Xin được liệt kê như dưới đây:
Plakat cảnh hiện đại (Victoria Parnell)
Halfmoon Plakat (Lyon Goh)
Plakat cảnh truyền thống (Chris Yew)
Bộ tam plakat (Joep van Esch)
Tiêu chuẩn của IBC về plakat
Tuy lượng thông tin rất đầy đủ nhưng một số bạn đọc vẫn cảm thấy khó khăn khi phân biệt các dòng cá plakat với nhau. Mục đích của bài viết này là diễn giải theo cách khiến bạn đọc dễ nắm bắt, nhờ đó có thể tự phân biệt và đánh giá về mức độ "đạt chuẩn" của một con plakat.
Nội dung về các dòng cá plakat trên diễn đàn khá phong phú qua hàng loạt bài viết của nhiều tác giả khác nhau. Xin được liệt kê như dưới đây:
Plakat cảnh hiện đại (Victoria Parnell)
Halfmoon Plakat (Lyon Goh)
Plakat cảnh truyền thống (Chris Yew)
Bộ tam plakat (Joep van Esch)
Tiêu chuẩn của IBC về plakat
Tuy lượng thông tin rất đầy đủ nhưng một số bạn đọc vẫn cảm thấy khó khăn khi phân biệt các dòng cá plakat với nhau. Mục đích của bài viết này là diễn giải theo cách khiến bạn đọc dễ nắm bắt, nhờ đó có thể tự phân biệt và đánh giá về mức độ "đạt chuẩn" của một con plakat.
Thảo luận
Về nguồn gốc, plakat truyền thống (hay betta đặc sắc) là kết quả lai tạo giữa cá Xiêm với cá betta hiện đại (như halfmoon, đuôi kép) và cả cá hoang dã (như Betta smaragdina). Đây là dòng cá xuất xứ từ các nhà lai tạo Thái Lan và theo lời của Victoria, dòng cá này không thể cạnh tranh nổi với cá halfmoon ở phương Tây.
Plakat cảnh là kết quả lai tạo giữa plakat truyền thống với halfmoon. Nó được các nhà lai tạo phương Tây phát triển với mục đích tạo ra một phiên bản thu nhỏ của cá halfmoon. Trong khi hình dáng của đuôi và số lượng tia vây giống như cá halfmoon thì đuôi nó lại hơi cong lên phía trước khi giương vây giống như plakat truyền thống; điều khiến nó chưa thể là một bản sao hoàn hảo của halfmoon.
Qua quá trình lai tạo, trong bầy plakat cảnh đôi khi xuất hiện một số cá thể có đuôi không cong lên khi giương vây và viền ngoài các vây lẻ liền lạc, và được gọi là plakat đối xứng. Plakat đối xứng mới là bản sao đích thực của cá halfmoon.
Khi giương vây, cá betta là một trong những loài cá nước ngọt xinh đẹp nhất vì vậy có thể nói rằng mọi con cá betta, nếu không bị dị tật nghiêm trọng, đều xinh đẹp! Tuy nhiên, không phải con cá nào cũng "đạt chuẩn". Lý do của việc đề ra các chuẩn mực là để khuyến khích các nhà lai tạo đi theo những hướng khác nhau và chính điều đó tạo nên sự đa dạng của các dòng cá betta như chúng ta thấy ngày nay. Cá plakat cũng không là ngoại lệ, các xu hướng lai tạo mới trong vài năm gần đây được IBC cập nhật và đưa vào hệ thống hạng mục triển lãm của mình. Thậm chí, tiêu chuẩn là mục đích để các nhà lai tạo hướng đến chứ thực tế có khi con cá đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn như vậy vẫn chưa xuất hiện!
Về nguồn gốc, plakat truyền thống (hay betta đặc sắc) là kết quả lai tạo giữa cá Xiêm với cá betta hiện đại (như halfmoon, đuôi kép) và cả cá hoang dã (như Betta smaragdina). Đây là dòng cá xuất xứ từ các nhà lai tạo Thái Lan và theo lời của Victoria, dòng cá này không thể cạnh tranh nổi với cá halfmoon ở phương Tây.
Plakat cảnh là kết quả lai tạo giữa plakat truyền thống với halfmoon. Nó được các nhà lai tạo phương Tây phát triển với mục đích tạo ra một phiên bản thu nhỏ của cá halfmoon. Trong khi hình dáng của đuôi và số lượng tia vây giống như cá halfmoon thì đuôi nó lại hơi cong lên phía trước khi giương vây giống như plakat truyền thống; điều khiến nó chưa thể là một bản sao hoàn hảo của halfmoon.
Qua quá trình lai tạo, trong bầy plakat cảnh đôi khi xuất hiện một số cá thể có đuôi không cong lên khi giương vây và viền ngoài các vây lẻ liền lạc, và được gọi là plakat đối xứng. Plakat đối xứng mới là bản sao đích thực của cá halfmoon.
Khi giương vây, cá betta là một trong những loài cá nước ngọt xinh đẹp nhất vì vậy có thể nói rằng mọi con cá betta, nếu không bị dị tật nghiêm trọng, đều xinh đẹp! Tuy nhiên, không phải con cá nào cũng "đạt chuẩn". Lý do của việc đề ra các chuẩn mực là để khuyến khích các nhà lai tạo đi theo những hướng khác nhau và chính điều đó tạo nên sự đa dạng của các dòng cá betta như chúng ta thấy ngày nay. Cá plakat cũng không là ngoại lệ, các xu hướng lai tạo mới trong vài năm gần đây được IBC cập nhật và đưa vào hệ thống hạng mục triển lãm của mình. Thậm chí, tiêu chuẩn là mục đích để các nhà lai tạo hướng đến chứ thực tế có khi con cá đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn như vậy vẫn chưa xuất hiện!
Với kinh nghiệm, niềm
đam mê và lòng nhiệt tình chúng
tôi luôn hướng đến sự
hoàn thiện và thẩm mỹ.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cá Chọi Đức
Anh
Website: http://cachoiducanh.blogspot.com/
Email: ducanhcachoi@gmail.com/
Facebook : http://cá
chọi betta - đức anh shop/
Cellphone: 097.410.3366
Add: Số 58b, ngõ 124, ngách 45 Âu Cơ - Tây Hồ
- Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét