Sự hình thành dòng cá đuôi tưa
Tác giả Victoria Parnell
Tác giả Victoria Parnell
Từ cá đuôi răng cưa phát triển thành cá đuôi tưa - hai tia đôi (DDR) – Cá đuôi tưa đã hình thành như thế
nào?
Nhiều người nuôi cá thường hay thắc mắc về nguồn gốc của một loại đuôi nào đó nhưng không loại nào gây ra nhiều hứng thú như loại cá đuôi tưa (crowntail). Thật khó để tin rằng cá đuôi tưa đã được tạo ra (và vẫn đang được tạo ra) qua quá trình lai tuyển chọn đặc điểm tia vây kéo dài. Trong một bầy cá bình thường, bạn thường thấy một số cá thể có tia vây kéo dài, nhất là cá mái, thậm chí nhiều con như vậy rất khó phân biệt với cá đuôi tưa mái nếu chỉ căn cứ vào những tia vây răng cưa. Đặc điểm khác thường này được nắm bắt và khai thác bởi các nhà lai tạo, những người tích cực phát triển cá betta đuôi răng cưa thành loại cá siêu đặc biệt: cá đuôi tưa.
Để minh hoạ cho quá trình phát triển từ cá betta đuôi răng cưa thành cá đuôi tưa chất lượng, những nhà lai tạo cá đuôi tưa như Phil Ngo đã trình bày hàng loạt hình ảnh về dòng cá đuôi tưa Mustard Gas của ông trên diễn đàn Betta Club Singapore.
Hình đầu tiên là một con cá đực Mustard Gas đuôi đơn với những tia vây kéo dài. Hết sức lưu ý rằng con cá này mặc dù vây rất đẹp nhưng là cá đuôi quạt - tia nhị cấp hơn là cá halfmoon - tia đa cấp. Con cá với đuôi răng cưa đều và gọn ghẽ này được dùng để lai tạo ra những thế hệ kế tiếp, tiến tới cá đuôi tưa - tia đôi.
Một con cá mái cùng bầy được đem lai với nó (con này cũng có đuôi răng cưa) để tạo ra vô số cá con có răng cưa dài hơn.
Lai tuyển chọn đến thế hệ thứ tư và thứ năm sẽ tạo ra con cá đuôi tưa “thực sự” đầu tiên mặc dù chúng vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Bây giờ dòng cá đuôi tưa đã hình thành, nhà lai tạo bắt đầu tập trung vào hình dáng và độ cân xứng của các vây.
Nhiều người nuôi cá thường hay thắc mắc về nguồn gốc của một loại đuôi nào đó nhưng không loại nào gây ra nhiều hứng thú như loại cá đuôi tưa (crowntail). Thật khó để tin rằng cá đuôi tưa đã được tạo ra (và vẫn đang được tạo ra) qua quá trình lai tuyển chọn đặc điểm tia vây kéo dài. Trong một bầy cá bình thường, bạn thường thấy một số cá thể có tia vây kéo dài, nhất là cá mái, thậm chí nhiều con như vậy rất khó phân biệt với cá đuôi tưa mái nếu chỉ căn cứ vào những tia vây răng cưa. Đặc điểm khác thường này được nắm bắt và khai thác bởi các nhà lai tạo, những người tích cực phát triển cá betta đuôi răng cưa thành loại cá siêu đặc biệt: cá đuôi tưa.
Để minh hoạ cho quá trình phát triển từ cá betta đuôi răng cưa thành cá đuôi tưa chất lượng, những nhà lai tạo cá đuôi tưa như Phil Ngo đã trình bày hàng loạt hình ảnh về dòng cá đuôi tưa Mustard Gas của ông trên diễn đàn Betta Club Singapore.
Hình đầu tiên là một con cá đực Mustard Gas đuôi đơn với những tia vây kéo dài. Hết sức lưu ý rằng con cá này mặc dù vây rất đẹp nhưng là cá đuôi quạt - tia nhị cấp hơn là cá halfmoon - tia đa cấp. Con cá với đuôi răng cưa đều và gọn ghẽ này được dùng để lai tạo ra những thế hệ kế tiếp, tiến tới cá đuôi tưa - tia đôi.
Một con cá mái cùng bầy được đem lai với nó (con này cũng có đuôi răng cưa) để tạo ra vô số cá con có răng cưa dài hơn.
Lai tuyển chọn đến thế hệ thứ tư và thứ năm sẽ tạo ra con cá đuôi tưa “thực sự” đầu tiên mặc dù chúng vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Bây giờ dòng cá đuôi tưa đã hình thành, nhà lai tạo bắt đầu tập trung vào hình dáng và độ cân xứng của các vây.
Thế hệ
kế tiếp
có sự tiến
bộ đáng kể,
không chỉ ở tia vây mà còn ở hình dạng
chung của cá. Tia vây
nhô ra ngoài rất đều và mặc
dù vẫn cần
được cải
thiện thêm, nó đã đẹp hơn
rất nhiều
so với con cá đầu tiên đem lai tạo.
Vào tháng 2 năm 2005 - gần 2 năm kể từ khi Phil bắt đầu lai tạo dòng đuôi kép Moustard Gas của mình – anh đem cá đi triển lãm. Lúc đó, chất lượng dòng cá chưa tốt lắm nhưng lại có đặc điểm “full mask” độc đáo.
Thế hệ kế tiếp:
Vào tháng 6 năm 2005, công trình lai tạo gặt hái thành công lớn khi con cá đẹp nhất ra đời từ dòng cá này (hình dưới) đoạt giải Reserve Champion tại triển lãm Aquarama 2005 ở Singapore.
Đó thực sự là một con cá đuôi tưa - hai tia đôi (DDR) với màng vây triệt thoái đến 33% tia vây, một tỷ lệ lý tưởng ở dòng cá này. Cá đuôi tưa – tia đôi thường có màng vây triệt thoái đến 50% tia vây nhưng ở cá hai tia đôi, tỷ lệ này có thể làm đuôi trông không đều và “rũ rượi”. Mọi người có thể dễ dàng phát hiện thấy sự kết hợp gen rất tốt ở con cá này vì góc xoè đuôi hình bán nguyệt (halfmoon) rất cân đối.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ được thấy nhiều dạng cá đuôi tưa hiếm nữa xuất hiện, chẳng hạn như đuôi tưa melano và đuôi tưa cam! Với nhà lai tạo kiên quyết và nhẫn nại, người mong muốn đem lại những điều mới mẻ thì mọi điều đều có thể xảy ra: dựa trên “nhãn quan” cùng với nhiều năm trời lao động cật lực và nghiêm túc!
Có ai xung phong không?
Vào tháng 2 năm 2005 - gần 2 năm kể từ khi Phil bắt đầu lai tạo dòng đuôi kép Moustard Gas của mình – anh đem cá đi triển lãm. Lúc đó, chất lượng dòng cá chưa tốt lắm nhưng lại có đặc điểm “full mask” độc đáo.
Thế hệ kế tiếp:
Vào tháng 6 năm 2005, công trình lai tạo gặt hái thành công lớn khi con cá đẹp nhất ra đời từ dòng cá này (hình dưới) đoạt giải Reserve Champion tại triển lãm Aquarama 2005 ở Singapore.
Đó thực sự là một con cá đuôi tưa - hai tia đôi (DDR) với màng vây triệt thoái đến 33% tia vây, một tỷ lệ lý tưởng ở dòng cá này. Cá đuôi tưa – tia đôi thường có màng vây triệt thoái đến 50% tia vây nhưng ở cá hai tia đôi, tỷ lệ này có thể làm đuôi trông không đều và “rũ rượi”. Mọi người có thể dễ dàng phát hiện thấy sự kết hợp gen rất tốt ở con cá này vì góc xoè đuôi hình bán nguyệt (halfmoon) rất cân đối.
Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ được thấy nhiều dạng cá đuôi tưa hiếm nữa xuất hiện, chẳng hạn như đuôi tưa melano và đuôi tưa cam! Với nhà lai tạo kiên quyết và nhẫn nại, người mong muốn đem lại những điều mới mẻ thì mọi điều đều có thể xảy ra: dựa trên “nhãn quan” cùng với nhiều năm trời lao động cật lực và nghiêm túc!
Có ai xung phong không?
Định nghĩa về cá đuôi tưa chất
lượng
Với mục đích trưng bày thể loại cá đuôi tưa, cá đuôi tưa được định nghĩa là cá có màng vây triệt thoái tối thiểu 33% khỏi các tia vây trên tất cả các vây chính (gồm đuôi, vây lưng và vây hậu môn). Yêu cầu này là bắt buộc đối với tất cả các vây chính nhưng không bắt buộc đối với tất cả các tia vây để đạt yêu cầu tối thiểu của thể loại đuôi tưa. Trên tạp chí Flare! số tháng 3 và 4 năm 2004, Uỷ ban trọng tài của IBC đã ban hành các tiêu chuẩn mới liên quan đến việc đánh giá về cá đuôi tưa. Nên nhớ rằng những tiêu chuẩn đánh giá trên chỉ áp dụng đối với cá đuôi tưa đực, còn cá đuôi tưa cái được đánh giá theo tiêu chuẩn về màu sắc dựa trên màu sắc của chúng.
Với mục đích trưng bày thể loại cá đuôi tưa, cá đuôi tưa được định nghĩa là cá có màng vây triệt thoái tối thiểu 33% khỏi các tia vây trên tất cả các vây chính (gồm đuôi, vây lưng và vây hậu môn). Yêu cầu này là bắt buộc đối với tất cả các vây chính nhưng không bắt buộc đối với tất cả các tia vây để đạt yêu cầu tối thiểu của thể loại đuôi tưa. Trên tạp chí Flare! số tháng 3 và 4 năm 2004, Uỷ ban trọng tài của IBC đã ban hành các tiêu chuẩn mới liên quan đến việc đánh giá về cá đuôi tưa. Nên nhớ rằng những tiêu chuẩn đánh giá trên chỉ áp dụng đối với cá đuôi tưa đực, còn cá đuôi tưa cái được đánh giá theo tiêu chuẩn về màu sắc dựa trên màu sắc của chúng.
Tia đơn (single ray) - ở
cá đuôi tưa tia đơn lý tưởng,
viền ngoài phải liền
lạc và triệt
thoái màng vây đều nhau trên tất cả
các tia sơ cấp và tia nhánh.
Tia chéo (cross
ray) – cá đuôi tưa tia chéo dĩ nhiên bao gồm những
cặp tia vây kéo dài và bắt chéo với
nhau. Cá đuôi tưa tia chéo mà
mọi vị
trí trên đuôi đều có tia vây
bắt chéo nhau đôi khi được gọi
là "King Crowntail", và được
coi là cao cấp nhất trong thể loại
đuôi tưa.
Cá đuôi tưa tia chéo đực (M. Tan).
Tia đôi (double ray) - ở cá đuôi tưa tia đôi, màng vây triệt thoái ở hai cấp độ: cấp độ giữa một cặp tia nhánh và cấp độ khác, thường lớn hơn, giữa các tia vây. Các nhà lai tạo thường đề cao loại tia đôi và tia tứ (four ray). Những loại này được coi như là loại trung gian và không xếp trên loại đuôi đơn. Các loại tia tứ hay thậm chí tia bát (eight ray) thường không phổ biến và nếu có thì hầu như chỉ xuất hiện ở phần đuôi mà thôi.
Cá đuôi tưa tia đôi (M. Tan).
Tia hai đôi - là hai lần tia đôi tức tia tứ.
Cá đuôi tưa tia hai đôi (S. Khumhom).
Tia tự do (random ray) – nghĩa là tia đuôi pha trộn giữa tia đơn, tia đôi, tia tam và tia tứ với nhau. Tên này thường được dùng để mô tả cá đuôi tưa có dạng tia vây không ổn định.
Cá đuôi tưa tia chéo đực (M. Tan).
Tia đôi (double ray) - ở cá đuôi tưa tia đôi, màng vây triệt thoái ở hai cấp độ: cấp độ giữa một cặp tia nhánh và cấp độ khác, thường lớn hơn, giữa các tia vây. Các nhà lai tạo thường đề cao loại tia đôi và tia tứ (four ray). Những loại này được coi như là loại trung gian và không xếp trên loại đuôi đơn. Các loại tia tứ hay thậm chí tia bát (eight ray) thường không phổ biến và nếu có thì hầu như chỉ xuất hiện ở phần đuôi mà thôi.
Cá đuôi tưa tia đôi (M. Tan).
Tia hai đôi - là hai lần tia đôi tức tia tứ.
Cá đuôi tưa tia hai đôi (S. Khumhom).
Tia tự do (random ray) – nghĩa là tia đuôi pha trộn giữa tia đơn, tia đôi, tia tam và tia tứ với nhau. Tên này thường được dùng để mô tả cá đuôi tưa có dạng tia vây không ổn định.
Với mục
đích đánh giá về cá đuôi tưa trong các cuộc trưng
bày của IBC, dưới đây là những đặc
điểm chất
lượng mà các trọng tài cần
phải lưu
ý:
1. Màng vây phải triệt thoái tối thiểu 33% ở mỗi vây chính, triệt thoái 50% ở tất cả các vây chính là lý tưởng (VNRD: xin nhắc lại, vây chính ở đây là vây lưng, vây hậu môn và đuôi).
2. Tia vây kéo dài phải đồng nhất về độ cân đối, độ dài và khoảng cách (đối xứng).
3. Tia đôi và tia tứ xuất hiện cả trên vây lưng và vây hậu môn để phù hợp với tia đuôi.
Các đặc điểm không đạt ở cá đuôi tưa:
1. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở từ 2 đến 3 vây chính coi như KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG.
2. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở 1 vây chính coi như LỖI NẶNG.
3. Các tia vây có chiều dài khác nhau coi như LỖI NHẸ trừ phi tia vây đều và có kiểu thức lặp đi lặp lại.
4. Tia tự do, chẳng hạn như tia đơn xuất hiện ở tia đôi hay tia tứ chỉ nên coi là LỖI NHẸ và bỏ qua nếu chỉ có một tia vây thôi.
5. Mỗi tia vây bị cong hay vẹo được tính là một LỖI NHẸ.
6. Mỗi khoảng cách không đều giữa các tia vây được tính là một LỖI NHẸ.
1. Màng vây phải triệt thoái tối thiểu 33% ở mỗi vây chính, triệt thoái 50% ở tất cả các vây chính là lý tưởng (VNRD: xin nhắc lại, vây chính ở đây là vây lưng, vây hậu môn và đuôi).
2. Tia vây kéo dài phải đồng nhất về độ cân đối, độ dài và khoảng cách (đối xứng).
3. Tia đôi và tia tứ xuất hiện cả trên vây lưng và vây hậu môn để phù hợp với tia đuôi.
Các đặc điểm không đạt ở cá đuôi tưa:
1. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở từ 2 đến 3 vây chính coi như KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG.
2. Màng vây không triệt thoái đủ 33% ở 1 vây chính coi như LỖI NẶNG.
3. Các tia vây có chiều dài khác nhau coi như LỖI NHẸ trừ phi tia vây đều và có kiểu thức lặp đi lặp lại.
4. Tia tự do, chẳng hạn như tia đơn xuất hiện ở tia đôi hay tia tứ chỉ nên coi là LỖI NHẸ và bỏ qua nếu chỉ có một tia vây thôi.
5. Mỗi tia vây bị cong hay vẹo được tính là một LỖI NHẸ.
6. Mỗi khoảng cách không đều giữa các tia vây được tính là một LỖI NHẸ.
Lai tạo và nuôi dưỡng cá đuôi tưa
Dù hình dạng có kỳ lạ như cá đuôi tưa thì cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về hành vi sinh sản giữa các dòng cá betta thuần dưỡng. Cá đuôi tưa nổi tiếng là hung dữ khi sinh sản, điều này nói chung liên quan đến một yếu tố rằng cá đuôi tưa đực mang bộ vây nhẹ hơn nhiều so với các loại cá betta đuôi dài khác, kết quả là chúng sẽ bơi nhanh hơn và mắn đẻ hơn. Hầu hết các nhà lai tạo có trách nhiệm sẽ lưu ý đến việc ép cá đuôi tưa, và theo dõi quá trình ép cá một cách kỹ lưỡng hơn bình thường để đề phòng cá cái bị cắn thương tích quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, cặp cá sẽ bắt cặp và sinh sản một cách suôn sẻ với đôi chút trầy xước cho cả hai, điều được coi bình thường khi ép cá betta.
Hầu hết mọi người đều công nhận rằng những con đuôi tưa chất lượng nhất trên thế giới đều xuất xứ từ Indonesia, và có dư luận nửa đùa nửa thật cho rằng đó là vì “nguồn nước tuyệt hảo ở Indonesia”. Tuy nhiên, mọi yếu tố cần được xem xét một cách cẩn thận, chúng ta phân tích về tuyên bố này như sau: nguồn nước máy trong các thành phố ở Indonesia khá mềm, độ cứng chung và độ cứng carbonate thường là 3. Nguồn nước được lấy ở vùng núi Bogor. Theo suy đoán, những lời đồn về chất lượng nước tuyệt hảo ở Indonesia có thể là vì ở vùng Tây Java không hề có những hang động đá vôi. Nước bắt nguồn từ vùng núi ở Tây Java chỉ chứa phù sa, nhất là ở những vùng xung quanh các hồ chứa nước. Đặc biệt, nước ở Jakarta nổi tiếng là thích hợp để nuôi cá đuôi tưa.
Bên cạnh yếu tố nước mềm, không gian và độ ổn định là chìa khoá để lai tạo cá đuôi tưa. Còn khó khăn hơn cả halfmoon, cá đuôi tưa đòi hỏi phải duy trì chất lượng nước thích hợp một cách liên tục, nếu không các tia vây sẽ có xu hướng bị “cong”, đây là điểm khó khăn nhất đối với nhà lai tạo cá đuôi tưa. Nước đạt chất lượng nên được trữ trong các bồn chứa lớn và hầu hết các nhà lai tạo cá đuôi tưa đều khuyên nuôi mỗi con cá đực trong bình có dung tích tối thiểu 10 lít, thay nước và theo dõi chúng một cách thường xuyên. Những cái tia vây mỏng manh của cá đuôi tưa chịu tác động mạnh bởi sự biến thiên của độ pH, nồng độ nitrate/ammonia và sẽ nhanh chóng bị biến dạng một khi không được cung cấp điều kiện sống lý tưởng.
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc nuôi dưỡng cá đuôi tưa đó là thức ăn. Tất cả các nhà lai tạo ở Jakarta đều cho cá betta ăn thức ăn tươi sống và một người đã chia xẻ bí quyết nuôi dưỡng cá đuôi tưa như sau "khi cá con mới nở, không cho ăn thứ gì khác ngoài nước lá xà lách ngâm. Khi đạt một tuần tuổi, cá được cho ăn bo bo. Và khi đạt một tháng tuổi cá được cho ăn trùn chỉ. Cá được nuôi bằng trùn chỉ hai lần một ngày cho đến khi đạt 2 tháng tuổi. Khi cá trên 2 tháng tuổi thì chỉ cho ăn trùn chỉ một lần mỗi ngày, bữa còn lại được cho ăn ấu trùng muỗi. Khi cá trên 3 tháng tuổi thì chỉ cho ăn ấu trùng muỗi một lần mỗi ngày". Bo bo, trùn chỉ và ấu trùng muỗi được sử dụng nhiều bởi vì chúng không tốn kém và là nguồn thức ăn tự nhiên của cá betta. Trùng đỏ ít khi nào được sử dụng bởi vì chúng khá hiếm ở Jakarta.
Như đã đề cập ở trên, Kẻ Thù Số Một của các nhà lai tạo cá đuôi tưa đó là tia vây bị cong. Cần lưu ý rằng hiện tượng cong tia vây cũng xảy ra cả ở Indonesia cho dù chất lượng nước ở đấy rất tốt. Những người quen của tôi ở Indonesia cho rằng điều đó xảy ra bởi vì nước quá lạnh. Dù là gì đi nữa, nếu nó mới xảy ra, cách điều trị đầu tiên đó là phơi nắng. Chỉ đơn giản đem cá có tia vây bị cong ra phơi nắng khoảng nửa tiếng mỗi ngày. Nếu cá được nuôi bằng lọ nhỏ, hãy lưu ý để nước khỏi bị nóng quá. Những nhà lai tạo khác lại duy trì dòng chảy nhẹ để tránh cho các tia vây khỏi bị cong.
Dù hình dạng có kỳ lạ như cá đuôi tưa thì cũng không có sự khác biệt đáng kể nào về hành vi sinh sản giữa các dòng cá betta thuần dưỡng. Cá đuôi tưa nổi tiếng là hung dữ khi sinh sản, điều này nói chung liên quan đến một yếu tố rằng cá đuôi tưa đực mang bộ vây nhẹ hơn nhiều so với các loại cá betta đuôi dài khác, kết quả là chúng sẽ bơi nhanh hơn và mắn đẻ hơn. Hầu hết các nhà lai tạo có trách nhiệm sẽ lưu ý đến việc ép cá đuôi tưa, và theo dõi quá trình ép cá một cách kỹ lưỡng hơn bình thường để đề phòng cá cái bị cắn thương tích quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, cặp cá sẽ bắt cặp và sinh sản một cách suôn sẻ với đôi chút trầy xước cho cả hai, điều được coi bình thường khi ép cá betta.
Hầu hết mọi người đều công nhận rằng những con đuôi tưa chất lượng nhất trên thế giới đều xuất xứ từ Indonesia, và có dư luận nửa đùa nửa thật cho rằng đó là vì “nguồn nước tuyệt hảo ở Indonesia”. Tuy nhiên, mọi yếu tố cần được xem xét một cách cẩn thận, chúng ta phân tích về tuyên bố này như sau: nguồn nước máy trong các thành phố ở Indonesia khá mềm, độ cứng chung và độ cứng carbonate thường là 3. Nguồn nước được lấy ở vùng núi Bogor. Theo suy đoán, những lời đồn về chất lượng nước tuyệt hảo ở Indonesia có thể là vì ở vùng Tây Java không hề có những hang động đá vôi. Nước bắt nguồn từ vùng núi ở Tây Java chỉ chứa phù sa, nhất là ở những vùng xung quanh các hồ chứa nước. Đặc biệt, nước ở Jakarta nổi tiếng là thích hợp để nuôi cá đuôi tưa.
Bên cạnh yếu tố nước mềm, không gian và độ ổn định là chìa khoá để lai tạo cá đuôi tưa. Còn khó khăn hơn cả halfmoon, cá đuôi tưa đòi hỏi phải duy trì chất lượng nước thích hợp một cách liên tục, nếu không các tia vây sẽ có xu hướng bị “cong”, đây là điểm khó khăn nhất đối với nhà lai tạo cá đuôi tưa. Nước đạt chất lượng nên được trữ trong các bồn chứa lớn và hầu hết các nhà lai tạo cá đuôi tưa đều khuyên nuôi mỗi con cá đực trong bình có dung tích tối thiểu 10 lít, thay nước và theo dõi chúng một cách thường xuyên. Những cái tia vây mỏng manh của cá đuôi tưa chịu tác động mạnh bởi sự biến thiên của độ pH, nồng độ nitrate/ammonia và sẽ nhanh chóng bị biến dạng một khi không được cung cấp điều kiện sống lý tưởng.
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc nuôi dưỡng cá đuôi tưa đó là thức ăn. Tất cả các nhà lai tạo ở Jakarta đều cho cá betta ăn thức ăn tươi sống và một người đã chia xẻ bí quyết nuôi dưỡng cá đuôi tưa như sau "khi cá con mới nở, không cho ăn thứ gì khác ngoài nước lá xà lách ngâm. Khi đạt một tuần tuổi, cá được cho ăn bo bo. Và khi đạt một tháng tuổi cá được cho ăn trùn chỉ. Cá được nuôi bằng trùn chỉ hai lần một ngày cho đến khi đạt 2 tháng tuổi. Khi cá trên 2 tháng tuổi thì chỉ cho ăn trùn chỉ một lần mỗi ngày, bữa còn lại được cho ăn ấu trùng muỗi. Khi cá trên 3 tháng tuổi thì chỉ cho ăn ấu trùng muỗi một lần mỗi ngày". Bo bo, trùn chỉ và ấu trùng muỗi được sử dụng nhiều bởi vì chúng không tốn kém và là nguồn thức ăn tự nhiên của cá betta. Trùng đỏ ít khi nào được sử dụng bởi vì chúng khá hiếm ở Jakarta.
Như đã đề cập ở trên, Kẻ Thù Số Một của các nhà lai tạo cá đuôi tưa đó là tia vây bị cong. Cần lưu ý rằng hiện tượng cong tia vây cũng xảy ra cả ở Indonesia cho dù chất lượng nước ở đấy rất tốt. Những người quen của tôi ở Indonesia cho rằng điều đó xảy ra bởi vì nước quá lạnh. Dù là gì đi nữa, nếu nó mới xảy ra, cách điều trị đầu tiên đó là phơi nắng. Chỉ đơn giản đem cá có tia vây bị cong ra phơi nắng khoảng nửa tiếng mỗi ngày. Nếu cá được nuôi bằng lọ nhỏ, hãy lưu ý để nước khỏi bị nóng quá. Những nhà lai tạo khác lại duy trì dòng chảy nhẹ để tránh cho các tia vây khỏi bị cong.
Với kinh nghiệm, niềm
đam mê và lòng nhiệt tình chúng
tôi luôn hướng đến sự
hoàn thiện và thẩm mỹ.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cá Chọi Đức Anh
Website: http://cachoiducanh.blogspot.com/
Email: ducanhcachoi@gmail.com/
Facebook : http://cá chọi nghi tàm - đức anh shop/
Cellphone: 097.410.3366
Add: Số 58b, ngõ 124, ngách 45 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Website: http://cachoiducanh.blogspot.com/
Email: ducanhcachoi@gmail.com/
Facebook : http://cá chọi nghi tàm - đức anh shop/
Cellphone: 097.410.3366
Add: Số 58b, ngõ 124, ngách 45 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét