Tiêu Chuẩn Chọn Cá Chọi - Cá Đá




- Như thế nào là dạng cá đá tốt nhất? Dạng cá đá tốt nhất là dạng tổng hợp của cả ba dạng kể trên. Điều đó có nghĩa con cá tốt nhất phải có thân tròn như bản lóc.

Nó cũng phải có cái cổ và thân dày như bản rô và bơi nhanh như bản thát lát.

Nhìn chung, cấu trúc cơ thể phải cân đối. Kích thước của đầu và gốc đuôi phải có tỷ lệ thích hợp. Mỗi bộ phận cơ thể không được quá to hay quá nhỏ.

Chiều dài phần đầu bằng khoảng 1/3 chiều dài thân vì vậy con cá trông không quá dài hay quá ngắn. Cá quá dài hay quá ngắn làm cho chuyển động của nó mất cân bằng.


- Con cá ở trên có hình dạng tổng hợp của cả ba dạng cá đá điển hình với cấu trúc cơ thể cân đối. Nó có vây to, đầu và thân dày với cái miệng của dạng bản lóc.

Nó phải to xương có nghĩa vẫn giữ nguyên hình dạng khi được ngâm trong nước lá bàng khô trong vòng một tháng.

Tuy nhiên, cá có hình dạng hoàn hảo không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ là kẻ chiến thắng trong các cuộc đấu. Nó chỉ đơn giản có nhiều lợi thế hơn để chiến thắng đối thủ mà thôi.


* Những tiêu chí đánh giá trước khi chọn mua cá
Mục đích của việc đánh giá cá là kiểm tra về mức độ phù hợp của con cá trước khi đem huấn luyện rồi sau đó là đi thi đấu.

Có hai bước đánh giá cần được thực hiện:

Thứ nhất: Đánh giá về sinh lý để biết được mức độ trưởng thành của con cá và đảm bảo cá không bị khuyết tật.

Thứ hai: Đánh giá về tâm lý để biết được mức độ bạo dạn của con cá.


1. Đánh giá sinh lý
Độ trưởng thành của con cá là điều đầu tiên cần phải cân nhắc đến trước khi đem cá đi huấn luyện. Những bộ phận sau đây của cá cần được lần lượt kiểm tra gồm:

-Miệng - Nắp mang - Mắt - Kỳ - Vảy - Thịt và Cấu trúc tổng quát toàn thân.

- Miệng: được coi là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó thắng trận được. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương.

Hơn nữa, miệng ăn thông với mũi do đó nếu miệng bị thương nặng thì thường dẫn tới việc cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà chúng ta thường thấy cá chỉ giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ. Sau đây là những dạng miệng khiếm khuyết mà chúng ta không nên chọn cá có miệng như vậy để đem đi đá:

+ Miệng bị biến dạng
+ Miệng không khép kín
+ Môi sứt
+ Miệng khoằm hay vểnh
+ Miệng phù
+ Miệng sần sùi
Những chú cá này có miệng không khép kín, môi trên cũng trề ra và méo mó. Cá có miệng tốt phải khép kín và hơi gồ lên một chút.

- Mang và nắp mang: là bộ phận cung cấp không khí để cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Nó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Do đó, con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề, con cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy. Nắp mang phải nằm gọn gàng và đúng vị trí. Bề mặt nắp mang phải trơn láng. Nó có thể đóng mở dễ dàng và không được vướng víu. Các nếp mang được coi là phần yếu nhất ở con cá và phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang. Nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, mang chuyển động phập phùng một cách nhẹ nhàng khi cá thở vì vậy nếu nó chuyển động một cách gấp gáp thì chứng tỏ con cá đó có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem con cá như vậy đi đá. Sau đây là một số dạng mang bị khiếm khuyết:

+ Mang bị biến dạng
+ Mang không khép kín
+ Mang không thể phùng ra hết cỡ
+ Nếp mang lòi ra.
Những chú cá này có nắp mang hở. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép đối thủ tấn công vào các nếp mang, phần nhạy cảm nhất của con cá.

- Mắt: là bộ phận dẫn đường. Nếu mắt có vấn đề thì cá không thể trông thấy địch thủ một cách rõ ràng. Cá sẽ đá chậm lại ngay lập tức nếu mắt bị thương. Một vài con thậm chí còn bỏ chạy khi mắt bị thương. Mắt cá không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Chúng ta có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển vật sậm màu như đầu bút chì gần lọ cá. Hầu hết những con cá mạnh khỏe đều trở nên linh động, tiến lại gần đầu bút chì và bắt đầu phùng mang giương vây.

- Kỳ: được xem như là chân của con cá. Nó được sử dụng để điều khiển và hỗ trợ cho chuyển động của cá. Vì vậy, nếu con cá có kỳ quá ngắn thì sẽ di chuyển không mau lẹ bằng đối thủ. Kỳ cũng phải nằm đúng vị trí thích hợp. Nó phải chuyển động chắc chắn và mạnh mẽ. Kỳ không được cũn cỡn và phải khép sát vào thân.

- Vảy: là áo giáp của cá và được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Cả hai đều có đặc điểm riêng. Loại vảy lớn rất khó tróc nhưng một khi bị tróc rồi thì những vảy bên cạnh cũng dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hơn nhưng các vảy bên cạnh lại không bị ảnh hưởng nhiều. Dù cho là loại vảy gì thì nó cũng phải được sắp xếp một cách đều đặn. Các vảy phải xếp sát vào nhau và trông gọn gàng. Màu vảy phải càng đậm càng tốt vì điều này cho thấy nhớt cá ở tình trạng tốt.

- Thịt: là gốc của vảy và giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương hoặc vết thương không lan quá rộng và nhờ đó cá không mất quá nhiều máu.

Cơ bắp rắn chắc được kết hợp bởi nhiều yếu tố như di truyền, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể.

Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá đá bậc nhất đều xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Chúng ta không thể thấy một con cá có thịt tốt thế nào nếu như chúng ta không đem chúng đi đá với con khác có cùng đẳng cấp. Thịt tốt có nghĩa vết thương mà nó nhận phải không lan rộng và trở nên trầm trọng hơn khi bị đối thủ cắn lủng lớp vảy. Hơn nữa, nó phải có khả năng phục hồi thật nhanh sau trận đấu.

- Cấu trúc tổng quát toàn thân: phải được cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng. Thân không được quá dài hay quá ngắn vì có thể làm cho cá bơi chậm và khó xoay trở khi bị đối thủ áp sát.

Một ví dụ về cá có cấu trúc cơ thể không tốt, được biết như là dạng thân cá mè. Cá trông rất lớn bởi vì thân dẹp và nhiều thịt nhưng lại rất yếu ớt. Nó là mục tiêu to lớn dễ bị tấn công.

Dạng mặt nhỏ và cong cũng như mõm nhọn là nhược điểm và dễ dàng bị rách chỉ sau một vài cú câu mõm. Cũng dễ nhận thấy dạng đầu này rất dễ bị sặc nước bởi vì xương mặt không được hỗ trợ bởi những xương hàm lớn.




2. Đánh giá tâm lý
Để có một đánh giá về mặt tâm lý không phải là chuyện đơn thuần mà bất kỳ cũng làm được. Để đánh giá đúng vấn đề đặt ra người chơi cá phải yêu nghề, yêu cá, phải quan tâm, quan sát cá thật kỹ đến từng chi tiết: dáng bơi, cách bắt mồi, tư thế bắt mồi, mắt cá, hình dạng - kích thước - màu sắc của vi - vảy - đuôi - và nắp mang cá,... Nói chung để làm được việc đó cần có thời gian, tính kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, tỉ mỉ. 

Với kinh nghiệm, niềm đam mê và lòng nhiệt tình chúng tôi luôn hướng đến sự hoàn thiện và thẩm mỹ.
Cá Chọi Đức Anh chân thành cảm ơn Quý khách gần xa đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Được phục vụ Quý khách là niềm vinh dự của chúng tôi.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cá Chọi Đức Anh  
Website: http://cachoiducanh.blogspot.com/  
Email: ducanhcachoi@gmail.com/  
Facebook : http://cá chọi nghi tàm - đức anh shop/ 
Cellphone:  097.410.3366  
Add: Số 58b, ngõ 124, ngách 45 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét